Các Lỗi Hiển Thị Trên Màn Hình Ô Tô

[Tổng hợp] Các lỗi hiển thị trên màn hình ô tô cần lưu ý

Không ít lần anh em chủ xe bắt gặp các lỗi hiển thị trên màn hình ô tô hoặc bảng taplo. Các ký hiệu trên màn hình ô tô nhằm thông báo về các vấn đề hệ thống và cảnh báo người lái về tình trạng xe như: báo lỗi động cơ, hệ thống phanh, cảnh báo áp suất lốp,… Dựa vào đó, chủ xe sẽ nhanh chóng đưa ra giải pháp sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời, tránh hư hỏng các bộ phận trên xe, đồng thời đảm bảo an toàn khi di chuyển trên đường. 

Hãy cùng AKauto tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức về các lỗi báo trên màn hình ô tô ngay bài viết bên dưới. 

Lỗi hiển thị trên màn hình ô tô có ý nghĩa gì? 

Vì sao lại xuất hiện đèn cảnh báo trên xe ô tô?

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc xuất hiện các đèn cảnh báo trên xe ô tô nhưng chủ yếu bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính sau đây:

– Một bộ phận nào đó trên xe đang gặp vấn đề, và cần kiểm tra ngay để đảm bảo an toàn khi lái xe.

– Do quá trình sửa chữa: thợ sửa xe tháo và lắp lại các cảm biến nhưng quên xóa đèn báo lỗi. Khi không xóa đèn, về lâu dài cảm biến có thể hoạt động sai quy tắc.  

Ý nghĩa các đèn cảnh báo và biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô

Trên bảng đồng hồ phía sau vô lăng sẽ có hệ thống đèn báo, mỗi đèn có ký hiệu và màu sắc riêng. Mỗi màu sắc và biểu tượng khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau: 

✅ Biểu tượng màu đỏ: Cảnh báo những lỗi xe hoặc tình huống nguy hiểm.

✅ Biểu tượng màu vàng: Thông báo những lỗi xe cần kiểm tra.

✅ Biểu tượng màu xanh: Thông báo hệ thống đang hoạt động.

Các loại đèn cảnh báo và biểu tượng báo lỗi trên màn hình ô tô

Các biểu tượng cảnh báo nguy hiểm

Các ký hiệu cảnh báo nguy hiểm trên màn hình ô tô

Các ký hiệu cảnh báo nguy hiểm trên màn hình ô tô

1. Đèn báo lỗi phanh tay: Chủ yếu do quên hạ phanh tay khi xe bắt đầu chạy. Nếu đã hạ phanh mà đèn vẫn sáng thì có thể công tắc cài đặt sai, mức dầu phanh thấp, áp suất thủy lực bị mất,…

2. Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát: Khi nhiệt động cơ tăng cao hơn mức an toàn. Nguyên nhân là do thiếu nước làm mát, két nước bị tắc, quạt két nước hay bơm nước bị trục trặc,… nên dừng xe và kiểm tra ngay. 

3. Đèn cảnh báo áp suất dầu đang ở mức thấp: Đèn này hiện sáng màu đỏ do tình trạng bôi trơn của động cơ. Chủ xe cần kiểm tra càng sớm nhất có thể, để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận hành của xe.

4. Đèn cảnh báo lỗi trợ lực lái điện: Khi bộ phận trợ lực lái điện đang bị lỗi, chủ xe sẽ cảm nhận được vô lăng lái bị nặng, và cần nhanh chóng kiểm tra.

5. Đèn cảnh báo lỗi túi khí: Bộ phận này có thể bị hỏng, cảm biến bị lỗi, chốt an toàn trục trặc, pin hết điện,… 

6. Đèn cảnh báo lỗi ắc quy, máy giao điện: Nguyên nhân do hết bình ắc quy, hoặc máy phát điện hư hỏng,… nên kiểm tra và thay mới khi cần thiết. 

7. Đèn báo khóa vô lăng: Tức là vô lăng đang bị khóa cứng/trục trặc do xoay vô lăng khi tắt máy, hoặc quên trả về N hoặc P khi trước khi tắt máy xe.

8. Đèn báo bật công tắc khóa điện: Tín hiệu này sáng khi bật công tắc khóa điện.

9. Đèn cảnh báo chưa thắt dây an toàn: Biểu tượng thông báo rằng người dùng cần thắt dây an toàn ngay lập tức. Trong một số hãng xe, hệ thống chỉ kích hoạt túi khí khi dây an toàn đã được thắt chặt, vì vậy hãy chú ý để đảm bảo an toàn khi lái xe.

10. Đèn cảnh báo cửa xe đang mở: Báo hiệu cửa xe đang mở hoặc chưa được đóng chặt. Chủ xe cần kiểm tra cẩn thận trước khi di chuyển để đảm bảo an toàn cho phương tiện và người đi đường.

11. Đèn cảnh báo nắp capo đang mở: Đèn hiện sáng khi nắp capo đang mở hoặc chưa đóng kín. 

12. Đèn cảnh báo cốp xe đang mở: Tín hiệu này thông báo cốp xe đang mở.

Các ký hiệu thông báo lỗi cần kiểm tra

✅Các ký hiệu cảnh báo rủi ro

Một số ký hiệu cảnh báo hư hỏng cần được kiểm tra

Một số ký hiệu cảnh báo hư hỏng cần được kiểm tra

13. Đèn cảnh báo động cơ khí thải (Check Engine): Tín hiệu báo lỗi động cơ hoặc các bộ phận liên quan. Nguyên nhân do trục trặc ở: van hằng nhiệt, cảm biến oxy, kim phun, bô bin đánh lửa, bugi, cảm biến lưu lượng khí nạp,… chủ xe cần kiểm tra kịp thời. 

14. Đèn cảnh báo bộ lọc hạt Diesel: Hay xuất hiện trên các xe sử dụng dầu diesel, lý do báo lỗi do bộ lọc hạt dầu bị đọng cặn hoặc xảy ra sự cố. 

15. Cảnh báo lỗi gạt mưa tự động: Đèn báo lỗi sáng do cảm biến gạt mưa ô tô bị lỗi khiến bộ phần này không thể hoạt động bình thường.

16. Đèn báo sấy nóng bugi/dầu Diesel: Thông báo bugi đang sấy nóng dầu, chủ xe cần đợi quá trình này hoàn tất mới được khởi động xe. Nếu đèn sáng có lâu có thể do thời tiết quá lạnh hoặc bugi bị lỗi.

17. Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp: Đèn này hiện màu vàng tức là xe đang thiếu dầu máy, bơm dầu bị lỗi, sử dụng sai loại dầu nhớt,… khiến xe không thể hoạt động bình thường và phải kiểm tra ngay.

18. Đèn báo lỗi phanh ABS: Ký hiệu này nhằm thông báo hệ thống bó cứng phanh ABS bị lỗi do cảm biến bị bẩn hoặc hoạt động sai. Chủ xe xem xét và vệ sinh cảm biến khi cần thiết.

19. Đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử: Thông thường, tài xế sẽ tắt hệ thống cân bằng điện tử khi bị sa lầy hoặc muốn.

20. Đèn cảnh báo áp suất lốp: Đèn bật sáng khi áp suất lốp đang ở mức thấp nhất.

21. Đèn báo lỗi cảm ứng mưa: Tín hiệu thông báo cảm biến gạt mưa đang bị lỗi.

22. Đèn báo lỗi má phanh: Khi má phanh bị mòn hay mắc lỗi. Với tình huống này, chủ xe hãy theo dõi tình trạng xe và thay má phanh mới.

23. Đèn báo sấy kính sau: Tín hiệu này xuất hiện khi sấy kính sau của xe đang bật.

24. Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động: Đèn báo sáng khi hộp số tự động của xe bị lỗi, do dầu hộp số có vấn đề. 

25. Đèn báo lỗi hệ thống treo: Lý do dẫn đến tình trạng này là do bộ phận đàn hồi, bộ phận dẫn hướng bị lỗi,…

26. Đèn cảnh báo lỗi giảm sốc: Do hệ thống giảm sốc trục trặc hoặc xe đang chở quá tải. Chủ xe nên kiểm tra lại trọng tải xe và bảo dưỡng xe khi cần thiết.

27. Đèn cảnh báo cánh gió sau: Tín hiệu này hiện sáng khi cánh gió lệch vị trí, làm giảm độ cân bằng, cản trở tốc độ xe,… và cần kiểm tra nhanh nhất.  

28. Đèn báo lỗi đèn ngoại thất: Đèn báo bật sáng khi hệ thống đèn ngoại thất.

29. Đèn báo lỗi đèn phanh: Đèn báo bật sáng khi đèn phanh phía sau bị lỗi.

30. Đèn cảnh báo cảm biến ánh sáng: Biểu tượng bật sáng khi cảm biến ánh sáng bị lỗi.

✅Các ký hiệu đèn báo lỗi 

Những tín hiệu báo lỗi hiển trên bảng điều khiển ô tô

Những tín hiệu báo lỗi hiển trên bảng điều khiển ô tô

31. Đèn cảnh báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha: Nhằm thông tin đến chủ xe cần điều chỉnh khoảng sáng phù hợp để tránh làm chói mắt phương tiện chạy ở chiều ngược lại.

32. Đèn cảnh báo lỗi hệ thống chiếu sáng thích ứng: Cảnh báo hệ thống tự động điều khiển chùm sáng đang hoạt động không tốt.

33. Đèn báo lỗi đèn móc kéo: Kiểm tra đèn móc kéo đang gặp sự cố.

34. Đèn báo lỗi mui của xe mui trần: Khi mui của xe mui trần xảy ra lỗi như đặt không đúng chuẩn. 

35. Đèn báo chìa khóa không nằm trong ổ khóa: Thông tin đến chủ xe việc chìa khóa không được cắm trong ổ khóa.

36. Đèn cảnh báo chuyển làn đường: Nghĩa là xe đang chạy lệch làn đường, chủ xe nên điều chỉnh tay lái cho phù hợp. 

37. Đèn báo lỗi chân côn: Khi tài xế đạp chân côn chưa đúng cách, chân côn bị dính/chưa sát,… Nên nhả chân côn và đạp lại. 

38. Đèn cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp: Với lỗi này, người dùng cần kiểm tra và bổ sung thêm nước rửa kính.

39. Đèn sương mù (phía sau): Thông báo đèn sương mù sau xe đang bật.

40. Đèn sương mù (phía trước):Thông báo đèn sương mù phía trước xe đang bật.

41. Đèn báo bật hệ thống điều khiển hành trình: Chức năng điều khiển hành trình (Cruise Control) đang hoạt động.

42. Đèn báo nhấn chân phanh: Báo hiệu tài xế cần nhấn mạnh chân phanh để khởi động xe.

Các ký hiệu thông báo khi sử dụng ô tô

Một số đèn hiển thị khi xe đang vận hành.

Một số đèn hiển thị khi xe đang vận hành

43. Đèn báo xe sắp hết nhiên liệu: cảnh báo xe sắp cạn nhiên liệu, cần bổ sung thêm.

44. Đèn báo rẽ: Thông báo đèn xi nhan đang bật.

45. Đèn báo bật chế độ lái mùa đông: Tín hiệu này bật khi xe đang chạy trên đường trơn trượt hoặc có tuyết.

46. Đèn báo thông tin: thông báo xe đang thông tin bằng tín hiệu trên bảng điện tử.

47. Đèn báo trời sương giá: Khi cảm biến của xe nhận thấy thời tiết có sương giá.

48. Đèn báo chìa khóa xe sắp hết pin: Chìa khóa (smart key) sắp hết pin, cần được thay pin mới.

49. Đèn báo khoảng cách giữa các xe: Tín hiệu này bật khi xe đang chạy quá gần với xe phía trước, cần giữa khoảng cách an toàn. 

50. Đèn báo bật đèn pha: Thông báo đèn pha đang bật, lưu ý khu vực dân cư/đô thị để tránh vi phạm giao thông.

51. Đèn báo đèn báo rẽ: Kiểm tra lại đèn báo rẽ đang gặp lỗi và bảo dưỡng khi cần thiết. 

52. Đèn cảnh báo lỗi bộ chuyển đổi xúc tác: Nguyên nhân do hệ thống đánh lửa của xe đang bị yếu, không đốt cháy hết nhiên liệu.

53. Đèn báo phanh đỗ xe: Thông báo phanh tay đang bật.

54. Đèn báo bật hỗ trợ đỗ xe: Thông báo cảm biến xung quanh xe, camera lùi, camera lề,… đang hoạt động.

55. Đèn báo xe cần bảo dưỡng: Nhắc nhở chủ xe đã đến kỳ bảo dưỡng cho ô tô.

56. Đèn báo có nước vào bộ lọc nhiên liệu: Tín hiệu cho thấy có nước đi vào bộ lọc xăng/lọc dầu.

57. Đèn báo tắt hệ thống túi khí: Cảnh báo hệ thống túi khí của xe đang tắt.

58. Đèn báo lỗi xe: Thông báo một bộ phận xe nào đó đang xảy ra lỗi, nên kiểm tra nhanh nhất có thể.

59. Đèn báo bật đèn cos: Nhận biết xe đang bật đèn chiếu gần.

60. Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn: Người dùng cần vệ sinh hoặc thay bộ lọc gió mới.

61. Đèn báo bật chế độ lái xe tiết kiệm nhiên liệu: Báo hiệu xe đang bật chế độ lái xe tiết kiệm nhiên liệu.

62. Đèn báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo: Thông báo xe đang kích hoạt chế độ hỗ trợ đỗ đèo.

63. Đèn báo lỗi bộ lọc nhiên liệu: Cho thấy bộ lọc nhiên liệu đang bị nghẽn, trục trặc,… cần kiểm tra 

64. Đèn cảnh báo giới hạn tốc độ: Đèn này sáng khi xe đang chạy vượt quá tốc độ an toàn.

Chủ xe cần làm gì khi thấy các ký hiệu báo lỗi trên màn hình ô tô

Khi phát hiện đèn báo lỗi xuất hiện, chủ xe cần bình tĩnh để xử lý, vì đây chỉ là tín hiệu thông báo để người dùng nắm bắt được tình hình hoạt động của xe:

– Khi thấy đèn sáng màu đỏ: chủ xe cần dừng máy xe ngay lập tức, thông báo với hãng xe để đưa ô tô về trung tâm bảo hành để xử lý kịp thời.  

– Nhìn thấy đèn màu vàng: anh em nên đến trung tâm sửa chữa, bảo hành để kiểm tra lại xe trong thời gian sớm nhất có thể. 

– Đèn màu xanh lá, xanh dương: tức là xe đang hoạt động, chủ xe không cần lo lắng.

Qua bài viết trên, AKauto đã cung cấp cho quý chủ xe các lỗi hiển thị trên màn hình ô tô. Từ đó, người dùng có thể chẩn đoán ngay xe mình đang mắc phải vấn đề gì, có biện pháp khắc phục tốt nhất, đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí bảo dưỡng.

AKauto là một trong những Trung Tâm cung cấp và lắp đặt các phụ kiện cao cấp dành cho ô tô uy tín nhất tại TP.HCM. Chúng tôi chuyên phân phối các sản phẩm như: màn hình ô tô, phim cách nhiệt, android box, camera hành trình, camera 360 độ,…

Với những thiết bị chất lượng cao, giá thành niêm yết, bảo hành chính hãng, lắp đặt theo quy trình chuẩn chỉnh,… nên AKauto luôn là điểm đến đáng tin cậy của rất nhiều anh em chủ xe. Hãy liên hệ ngay số hotline 090 3939 683 để được tư vấn chi tiết nhất và hỗ trợ lắp đặt ngay hôm nay. 

0/5 (0 Reviews)

Tác giả

z4551269293203_7eb6df732284c51fd48cffca0daf281e
🔻Tác giả

Lĩnh vực : Chăm sóc ô tô chuyên nghiệp, phụ kiện ô tô cao cấp

Sản phẩm liên quan

Tin tức liên quan

Shopping Cart
Scroll to Top